Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng: Cần trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết gì?

Lĩnh vực :
Bảo vệ trên không gian mạng
Người hỏi :
Hà Thị Thảo

Thời gian qua, Internet phát triển nhanh chóng đã đem lại nhiều thuận lợi cho người sử dụng nhưng cũng kéo theo không ít tác động tiêu cực, đặc biệt đối với trẻ em, lứa tuổi chưa có sự phát triển đầy đủ cả về thể chất và tinh thần. Vì vậy, bảo vệ, hỗ trợ trẻ em trên không gian mạng là vấn đề cần được quan tâm.

Truyền thông về quyền trẻ em và phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng cho học sinh trường THCS Nguyễn Tất Thành ( thành phố Hưng Yên)
Vợ chồng chị L. T. T. ở phường Lam Sơn (thành phố Hưng Yên) có công việc bận rộn. Sau khi đi học về, đặc biệt là trong kỳ nghỉ hè, 2 con trai của chị dành nhiều thời gian để “làm bạn” với chiếc ti vi, điện thoại có kết nối Internet. Các cháu có thể tự xem mọi thứ, từ hoạt hình cho đến các video clip của các youtuber… Thậm chí, giờ ăn cơm cũng vừa xem ti vi hoặc điện thoại vừa ăn vừa xem.
Chị T. cho biết: Vợ chồng tôi cũng đã dặn dò, nhắc nhở con nên hạn chế xem ti vi, điện thoại, Youtube... thay vào đó là đọc truyện tranh, sách, báo, làm việc nhà… Thế nhưng, do bố mẹ không có nhà nên cũng khó quản lý các cháu.
Chuyện nhà chị T. không phải là hiếm gặp trong xã hội ngày nay, nhất là khi hầu hết các bậc phụ huynh đều bận rộn, không có nhiều thời gian chơi với con.
Chị Trần Thị Bích ở xã Liêu Xá (Yên Mỹ) cho biết: Từ khi con gái tôi học lớp 2, tôi đã hướng dẫn cháu vào mạng để tự học tiếng Anh, tham gia các lớp học online… Ngoài việc học, ở một khoảng thời gian nhất định trong ngày, tôi cũng cho phép cháu sử dụng Internet phục vụ mục đích giải trí. Tuy nhiên, do công việc bận rộn nên việc quản lý, giám sát cháu khi sử dụng Internet bị hạn chế. Tôi rất lo lắng khi thấy con thỉnh thoảng có hành động, lời nói không phù hợp độ tuổi của mình hay đọc các thông tin cảnh báo về nhiều trường hợp trẻ em gặp nguy hiểm khi bắt chước theo video clip chế tạo pháo, nhào lộn… ở trên mạng.
Việc trẻ em ham thích khám phá, trải nghiệm trên môi trường Internet là điều rất bình thường. Bởi Internet chứa đựng kho thông tin khổng lồ với rất nhiều kiến thức bổ ích, nhiều tiện ích đáp ứng nhu cầu học tập, giải trí của trẻ em. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng môi trường mạng cũng là môi trường tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro đối với trẻ. Trong quá trình sử dụng Internet nếu không được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng, vô tình trẻ sẽ tiếp xúc với những thông tin độc hại trên môi trường mạng và có thể tác động xấu đến tâm sinh lý và hành động của trẻ. Trẻ có thể thu mình vào thế giới ảo để rồi xa rời thực tế. Thậm chí, các em còn là đối tượng để kẻ xấu lôi kéo, trở thành nạn nhân của các vụ xâm hại, bắt cóc…
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng, từ đầu năm đến nay, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Công an tỉnh tổ chức hội nghị truyền thông về quyền trẻ em và phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng cho gần 2.400 học sinh tại một số trường học trên địa bàn tỉnh. Qua đó, nhằm giúp các em nâng cao cảnh giác khi sử dụng mạng xã hội; hướng dẫn trẻ cách tham gia môi trường mạng tốt nhất, giúp trẻ nhận biết được những rủi ro, cạm bẫy, kỹ năng tự bảo vệ mình trên môi trường mạng…
Em Đỗ Ngọc Hân, học sinh Trường THCS Nguyễn Tất Thành (thành phố Hưng Yên) cho biết: Em sử dụng thiết bị kết nối Internet để tiếp cận các thông tin phục vụ việc học tập, giải trí… Ngoài ra, em còn có thể kết bạn, tương tác với bạn bè qua Facebook hoặc Zalo. Sau khi được hướng dẫn về cách tham gia môi trường mạng tốt nhất, em đã biết cách để bảo vệ các thông tin cá nhân của mình; không chia sẻ, cung cấp thông tin, bí mật cá nhân, truy cập vào đường dẫn, nội dung không có nguồn gốc rõ ràng; không làm quen, gặp gỡ với bạn quen trên mạng khi chưa có sự đồng ý của bố mẹ..
Để bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng, ngày 13/6/2022, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 114/KH-UBND triển khai thực hiện Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 – 2025”. Trong đó, tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp như: Rà soát, hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế chính sách về bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh trên môi trường mạng; giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng; triển khai các biện pháp, giải pháp kỹ thuật, ứng dụng công nghệ… Qua đó, nhằm bảo vệ thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em khi trẻ em tiếp cận thông tin, tham gia các hoạt động trên môi trường mạng và ngăn chặn, xử lý các hành vi lợi dụng môi trường mạng thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm đối với trẻ em dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật; trang bị kiến thức, kỹ năng số cho trẻ em theo từng độ tuổi để các em biết tự bảo vệ mình và biết cách tương tác an toàn trên môi trường mạng… Đồng thời, truyền thông đến toàn xã hội, tập trung vào các đối tượng là cha mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ về kiến thức, kỹ năng hỗ trợ, định hướng trẻ em tương tác an toàn, lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng. Thực hiện các giải pháp chủ động phòng ngừa, phát hiện các hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng; bảo đảm các điều kiện cần thiết để trẻ em được tham gia an toàn, lành mạnh trên môi trường mạng...
Cùng với đó, gia đình là yếu tố quan trọng góp phần bảo vệ trẻ em an toàn trên không gian mạng. Phụ huynh cần tìm hiểu tâm lý của trẻ để góp ý, định hướng cho trẻ; chịu khó lắng nghe, chia sẻ với những mong muốn của trẻ; dành thời gian để gắn kết các thành viên trong gia đình; đồng hành và hướng dẫn trẻ kỹ năng sử dụng Internet một cách thông minh để trẻ tự bảo vệ mình trên môi trường mạng…
Nguồn: https://baohungyen.vn

Bình luận


23123
23123
19 Oct 2023 03:32 PM
1ư123123 12 31

Thêm bình luận mới

Bình luận của bạn được gửi thành công. Cám ơn!
Xin lỗi: Thử lại